-->

I am ...

an engineer,

a writer,

... and

a lover.

Tui là Quân,

Tui là 1 kẻ xấu xí, vô duyên, nhiều chuyện, lười biếng, hậu đậu, ngạo mạn, kiêu căng, ngang tàng, bướng bỉnh, bảo thủ, thù dai, cau có, khó chịu, đanh đá, dữ dằn, cộc cằn, lì lợm, hiềm khích, ganh tỵ, tiểu nhân, nham hiểm, ích kỉ, độc ác, tham lam … nếu bạn vẫn thích những điều đó từ tui thì tui rất vui được làm quen với bạn.

My Blog

Phong trào Hippie

Tự nhiên mấy bữa nay tui có động lực muốn hoàn thành bài viết về phong trào Hippie này. Đây là một phong trào đã từng bùng nổ rất mạnh mẽ và lan rộng nhanh chóng trong xã hội phương Tây. Nó không những tác động sâu rộng tới trật tự xã hội mà còn ảnh hưởng rất lớn đến trào lưu văn hóa phương Tây và thế giới trong thế kỉ 20. Và cũng có thể nói không ngoa rằng nó cũng đã góp phần không nhỏ vào việc đưa đến kết thúc chiến tranh Việt Nam.

Trước khi đọc tiếp, cùng nghe qua 1 bàt hát để lấy khí thế cái đã. Bài này có tên là "Hippy Hippy Shake" thuộc thể loại Rock&Roll ra đời vào năm 1959 do ông nhạc sĩ tự sáng tác và tự hát, Chan Romeo, còn bản dưới đây là của The Beatles ghi âm vào tháng 7 năm 1963.



Rồi, bây giờ bắt đầu thử tìm hiểu về Hippie qua định nghĩa của từ điển xem trước coi Hippie là gì:

Từ điển Lạc Việt: (từ Mỹ, nghĩa Mỹ) thanh niên lập dị chống lại những qui ước xã hội, híp pi.

Từ điển Oxford: Những người không muốn sống theo nguyên tắc thông thường trong XH phương Tây, thường để tóc dài, quần áo lòe loẹt và dùng ma túy bất hợp pháp, nở rộ vào những năm 1960.

Còn theo định nghĩa của Wikipedia thì:

"Hippy là một phong trào thanh niên phát sinh tại Hoa Kỳ trong thời gian giữa những năm 1960 và lan rộng sang các nước khác trên thế giới, với tôn chỉ: con người có một phần động vật, nên nó thuộc về tự nhiên vì thế phải trả nó về tự nhiên, đừng lấy các quy phạm xã hội cứng nhắc áp đặt nó.

Thí dụ: họ thích cạo đầu trọc hoăc để tóc dài; mặc quần jean hay áo thủng, thậm chí nó rách hoặc hở hang, đi vào những nơi sang trọng, đó là quyền của họ, không ảnh hưởng tới ai, xã hội đừng lấy quan niệm hiện tại mà phê phán. Từ đó suy rộng ra, họ có thể làm bất cứ điều gì với bản thân miễn không ảnh hưởng tới xã hội là được.

Lối sống "Make love, not war" là thế, họ phản đối chiến tranh vì quân đội không có tự do và chiến tranh không đem lại hạnh phúc cho nhân loại, khi chưa có gia đình họ thích ai thì quan hệ với người đó, với điều kiện người đó phải đủ tuổi thành niên, họ đòi được sống trong rừng quốc gia hoặc tắm những bãi biển không mặc đồ tắm v.v."


Như vậy, có thể hiểu Hippie là từ lóng chỉ những thanh niên thích sống lập dị, luôn ở xu thế đối lập với những quy ước gò ép của xã hội.

Khởi nguồn của nó là từ chủ nghĩa hiện sinh (Existentialism) một phong trào triết học và văn hóa nổi tiếng của những triết gia như Jean-Paul Sartre, Albert Camus, sinh ra sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến những cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam ở Mỹ vào những năm 1960 rồi từ đó sinh ra phong trào Hippie.

Nói thêm về 2 ông Jean-Paul Sartre và Albert Camus một chút. Trước hết là Jean-Paul Sartre, ông này có một quyển sách tên là "Buồn nôn" (La Nausée) là cuốn tiểu thuyết thể hiện rất rõ chủ nghĩa hiện sinh của ông. Cuốn này đã từng được NXB Văn hóa Sài Gòn xuất bản vào năm 2008, đã có lần tui đã thấy nó ở nhà sách nào đó nhưng lúc đó không có tiền mua, sau này đi kiếm thì không còn thấy nó nữa. :-( Còn về Albert Camus thì lại có nhiều sách đã được xuất bản hơn (ý là có thể đi ra mua được ở nhà sách chứ tui không nói đến những cuốn đã xuất bản nhưng kiếm mua không ra) nhưng muốn kiếm mua chắc cũng phải chịu khó một tí, quyển dễ kiếm nhất của ông có lẽ là quyển "Ngộ nhận" (Le Malentendu) do Bùi Giáng dịch.


Lại nói xa hơn một chút về chủ nghĩa hiện sinh. Tui thì không đọc nhiều lắm về vấn đề này, nhưng cứ theo định nghĩa sau của Walter Kaufmann thì có lẽ cũng phần nào hiểu rõ nó là gì. Chủ nghĩa hiện sinh đó là "sự từ chối gia nhập bất cứ trường phái tư tưởng nào, sự bác bỏ rằng không có bất cứ niềm tin hay đặc biệt là hệ thống niềm tin nào là thỏa đáng, và một sự thất vọng rõ rệt đối với triết học truyền thống vì nó bề nổi, hàn lâm, và xa cách với cuộc sống".

Đọc cái định nghĩa này, đối chiếu với những gì ta chứng kiến về giới trẻ hiện nay đang thể hiện, có thể thấy rằng chúng ta đang sống trong một thế giới đầy hiện sinh. Chúng ta đang rơi vào hoàn cảnh xã hội gần giống như những gì giới trẻ phương Tây đối mặt cách đây khoảng 40-50 năm (tất nhiên là với một bối cảnh khác, một câu chuyện khác, và một không gian khác).

Rồi thôi quay lại nói về hippie, có lẽ đặc điểm chủ yếu của hippie như ta thấy đó là đề cao sự tự do tuyệt đối, tính đa phong cách, có phần quái dị và sôi động. Chính vì lẽ đó mà phong trào này đã thu hút được rất nhiều người nổi tiếng tham gia và được cả giới trẻ ủng hộ hết mình qua khẩu hiệu nổi tiếng của nó là "Make love, not war" (làm tình chứ không gây chiến).

Bên cạnh đó, vì phong trào này xuất hiện cùng lúc với sự nổi lên của "Cách mạng tình dục" nên người ta cũng thường hay nhắc đến phong trào hippie như là một trào lưu "yêu cuồng và sống gấp" ở phương Tây những năm 1960s. Ngoài ra còn một dấu ấn xấu khác về hippie là việc sử dụng thuốc kích thích, đặc biệt là việc sử dụng cần sa và các chất gây ảo giác. Chính những hệ lụy không hay này đã góp phần làm cho phong trào hippie lụi tàn và các ảnh hưởng của nó cũng vì đó mà mất theo.


Bài hát trên "Blowin' in the Wind" được Bob Dylan sáng tác năm 1962, là một trong những nhạc phẩm tuyệt vời nhất của ông. Lời bài hát này có câu "The answer, my friend, is blowing in the wind/ The answer is blowing in the wind" (tạm dịch: "Câu trả lời, bạn tôi ơi, là hãy cuốn theo cơn gió/ Câu trả lời đó là để gió thổi bay đi") ý tưởng của câu này cùng vài đoạn khác trong bài này ta dễ thấy có được vài sự trùng lắp với ý tưởng trong bài hát "Để gió cuốn đi" của Trịnh Công Sơn sáng tác năm 1973 "Để làm gì em biết không? / Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi". Tui nói vậy thôi chứ tui chẳng có ý nói ai đạo nhạc hay gì đâu nha, mong các bạn không suy diễn lung tung.

Khi ta nói đến phong trào hippie thì cần phải nói đến cả 2 lĩnh vực là âm nhạc và thời trang. Ban nhạc The Beatles khi ấy được xem là linh hồn của phong trào hippie và cũng chính từ đây mà sinh ra xu hướng thời trang mang phong cách Hippie. Ở đây, tui sẽ nói về thời trang trước, vì cái này tui dở nên chỉ nói vắn tắt thôi. Thời trang theo phong cách hippie với biểu tượng là những trang phục có hoa văn, họa tiết sặc sỡ, áo vải hở cổ, quần jeans ống loe, áo sơ mi hoa hòe bó sát người hay chiếc áo khoác có viền tua tua kiểu da đỏ ... bạn có thể xem cụ thể hơn qua cái guide dưới đây. :-D

Và cụ thể là đây:


Rồi tui chỉ có thể nói sơ sơ như vậy về thời trang thôi vì tui cũng chẳng biết gì nhiều hơn để mà nói. Còn về phần âm nhạc, trước hết phải nhắc đến một nhân vật đó là John Lennon của nhóm The Beattles. Ông này có hai bài hát rất nổi tiếng trong giai đoạn này là bài "Give Peace a Chance" vào năm 1969 và "Imagine" năm 1971. Nói về bài "Imagine" thì đây có thể xem là một bài hát về lí tưởng "chủ nghĩa xã hội" rõ nét và hay nhất mà tui từng biết :-D rất may John Lennon không phải là cộng sản.



Trong giai đoạn này có 3 cặp hát nhạc rất hay mà tui biết, được trải dài ở cả 3 châu lục Á-Âu-Mỹ đó là John Lennon và Yoko Ono ở Anh, Bob Dylan và Joan Boez ở Mỹ, và cuối cùng là Khánh Ly và Trịnh Công Sơn ở Việt Nam. Tất nhiên sẽ có những so sánh khập khiễng khi để những tên tuổi này cạnh nhau, như ở Việt Nam đã xuất bản cuốn sách "Trịnh Công Sơn - Bob Dylan: Như trăng và nguyệt?" có nói về vấn đề này, ở đây tui không đào sâu chuyện này.

Riêng bài này, để kết bài tui sẽ chỉ nói về cặp đầu tiên còn 2 cặp sau chắc sẽ nói ở dịp khác. Chuyện là vào năm 1969 John Lennon và Yoko Ono tổ chức “Bed-Ins for Peace” (Tuần trăng mật trên giường), kéo dài 2 tuần ở Amsterdam và Montréal nhằm cổ đồng hòa bình thế giới đồng thời chống chiến tranh Việt Nam. Hình ảnh John và Oko nằm trên giường với một ít vải che thân được báo chí đăng tải và tạo nên một làn sóng nổi tiếng lúc bấy giờ. Vào tháng 8/2011, Yoko Ono đã đưa lên Youtube bộ phim Bed Peace với những hình ảnh kể lại chi tiết về câu chuyện này.

Ảnh bìa của tạp chí âm nhạc Rolling Stone vào ngày 22/1/1981
Bức ảnh trên được tung ra làm trang bìa của Rolling Stone sau cái mất của John Lennon. Vụ ám sát John Lennon vào năm 1980 cũng được xem là một trong những vụ ám sát nổi tiếng nhất thế giới và tên thủ phạm bắn ông đến nay vẫn còn đang ngồi tù do sự phản đối mãn hạn tù từ người vợ ông, bà Yoko Ono.

Cũng cần bổ sung thêm về âm nhạc một tí, thật ra ngoài những tên tuổi đã nêu như trên kia thì còn rất nhiều những tên tuổi vang bóng một thời như Simon & Garfunkel; The Grateful Dead; Peter, Paul & Mary ... nói chung là nhiều lắm chứ không chỉ có The Beatles không thôi nha.

Rồi, ngày lễ đọc nhiêu đây (với thêm mấy cái link) cũng đủ oải rồi, mà thiệt ra tui viết + copy + biên tập lại cũng oải nên thôi hẹn bài sau viết ngắn hơn vậy. :-D

Bài này viết dựa vào những nguồn tư liệu ở dưới đây, muốn đọc kĩ hơn bạn có thể vào đó đọc tiếp:
http://en.wikipedia.org/wiki/Hippie
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hippy
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=401813769916278
http://www.lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=27402
http://diendan.nuocnga.net/showthread.php?t=2215
http://ttxva.org/toi-noi-loan-vay-chung-ta-ton-tai/

Chợ Lớn là chợ nào?

Chợ Bình Tây
Tờ Thể Thao Văn Hóa có bài viết ở đây nêu thắc mắc của một bạn về việc tại sao phim "Bụi đời Chợ Lớn" lại được dịch thành China Town, tui xin được trích lại những ý chính từ bài đó như sau:

"[...] Chuyện phim lấy bối cảnh Việt, người Việt, diễn ra ở TP.HCM, một thành phố lớn nhất Việt Nam sao lại dùng cụm từ “ChinaTown”, liên quan đến Trung Quốc??? [...]

Thế có nghĩa, cái bối cảnh trong phim được chỉ đích danh là Chợ Lớn, thuộc TP Hồ Chí Minh của Việt Nam lại được tác giả kịch bản coi là của người Trung Quốc hay sao?

Và cũng có nghĩa khi bộ phim được duyệt và công chiếu rộng rãi ở ngoài phạm vi biên giới quốc gia thì mặc nhiên, khán giả nước ngoài sẽ hiểu rằng Chợ Lớn là của người Trung Quốc?

Không rõ ý đồ của tác giả kịch bản khi chọn tựa tiếng Anh ChinaTown cho Bụi đời Chợ Lớn là gì? [...]"


Tui không biết tờ báo này, hay cái bạn đọc nêu ý kiến thắc mắc này có biết qua lịch sử về địa danh Chợ Lớn và hiểu nghĩa từ tiếng Anh "China Town" hay không mà có những câu hỏi ngô nghê đến như vậy. Tui nghĩ ai muốn biết về nguồn gốc Chợ Lớn có thể đọc qua trên Wikipedia tiếng Anh ở đây, viết rất dễ hiểu, để có thể hiểu được tại sao Charlie Nguyễn lại dùng từ China Town. Hoặc nếu lười đem vô goole dịch có thể bạn đọc qua mấy cái tóm tắt của tui ở dưới đây về nguồn gốc địa danh này.

Có thể lược qua lịch sử một chút như sau. Vào năm 1778 khi chiến tranh Tây Sơn-Nguyễn Ánh nổ ra, quân Tây Sơn tràn vào Nam truy sát Nguyễn Ánh, những người Hoa ở vùng Cù Lao Phố (Biên Hòa - ai không biết đó là đâu thì bấm vào link) vì giúp đỡ nhà Nguyễn Ánh nên cũng bị quân nhà Tây Sơn tàn sát. Những người sống xót phải chạy dọc theo dòng sông Tân Bình (Bến Nghé), di tản về vùng đất ở giữa đường đi Cù Lao Phố và Mỹ Tho đại phố để trú ngụ, tức là vùng Chợ Lớn ngày nay.

Năm 1782 họ lại bị quân nhà Tây Sơn tàn sát thêm một lần nữa, sau đó họ xây dựng lại, đắp đất bồi đê cao lên, lập chợ và buôn bán tại đây, nên đặt tên chỗ mới là Đề Ngạn. Họ dùng danh từ "Tây Cống" hoặc "Xây-cóon", "Xi-cóon" để ám chỉ vùng người Việt ở, tức chợ Bến Thành ngày nay.

Đề  Ngạn (堤岸; Đề là đê; ngạn  là  bờ) có nghĩa là trên bờ sông, bờ đê - ở đây chỉ sông  Bến  Nghé (Tân  Bình). Đề Ngạn, đọc theo âm Quảng Đông là “Thầy ngòn” mà Tây dịch âm là Tai-ngon (từ  âm  Quảng  Đông),  hay  TIN-gan  (từ  âm  Quan  thoại). Cụ Vương Hồng Sển có dẫn từ sách của Francis Garnier (1866) nói về Chợ Lớn như sau:

"... Ceux-ci abandonnèrent Cou-lao-pho,  remonterent  de  fleuve  de Tan-Binh,  et  vinrent  choisir  la  position  actuelle  de ChoLen. Cette création date d'envinron 1778. Its appelèrent leur nouvelle résidence Tai-Ngon, ou Tin-Gan. Le nom transformé par les Annamites en celui de Saigon  fut depuis appliqué à tort, part  l'expédition  francaise, au Saigon actuel dont la dénomination locale est Ben-Nghe ou Ben-Thanh ...”

Phố cổ Chợ Lớn trên bản đồ ngày nay. Cái ô vuông vuông phía bên trái chính là chợ Bình Tây ở phía trên.
Danh từ “Thầy ngòn” phổ biến ở người Hoa, dành cho phố xá mà Tây viết là Cho-Len, còn người Việt không gọi  phố người Tàu là "Thầy ngòn", mà gọi  là  Chợ Lớn có lẽ vì nói không quen tiếng "Thầy ngòn". Thêm vào đó lúc xưa, ở vùng Bưu điên Chợ Lớn có cái chợ rất lớn nên có thể người Việt đã gọi theo đặc điểm này. Hiện tại, Đề Ngạn (堤岸) vẫn được dùng trong tiếng Hoa để chỉ khu vực Chợ Lớn.

Túm lại, dẫu có tên là gì thì cũng có 2 điều thấy rõ như sau:

1. Chợ Lớn vốn dĩ là vùng đất mà người Hoa sinh sống rất đông, từ rất lâu đời. Hễ nói đến Chợ Lớn là người ta biết ngay tới vùng đông đảo người Hoa sinh sống và làm ăn tại đây.

2. China Town, dịch sang tiếng Việt là phố Tàu, là một thuật ngữ tiếng Anh xuất hiện ở khắp mọi nơi từ Á sang Âu và có mặt tại 32 bang ở nước Mỹ. Nói chung nơi đâu có người Hoa sinh sống quần tụ lại thành 1 cộng đồng thì người ta gọi đó là China Town. Nó không phải là tên địa danh mà là 1 thuật ngữ và cũng không có hàm ý là nó là đất thuộc Trung Quốc.

3. Có một chú trên FB của tui có đề xuất, thay vì đặt tên phim "Bụi đời Chợ Lớn" là "China Town" nghe nó Tàu hóa, thôi thì ta đặt tên là "Big Market Life Dust" cho nó dân dã và thuần Việt :-))

Yêu nước là tốt, nhưng yêu nước mù quáng thì ...
Contact Me

Email

me@minhquan.info

Website

www.minhquan.info