-->

I am ...

an engineer,

a writer,

... and

a lover.

Tui là Quân,

Tui là 1 kẻ xấu xí, vô duyên, nhiều chuyện, lười biếng, hậu đậu, ngạo mạn, kiêu căng, ngang tàng, bướng bỉnh, bảo thủ, thù dai, cau có, khó chịu, đanh đá, dữ dằn, cộc cằn, lì lợm, hiềm khích, ganh tỵ, tiểu nhân, nham hiểm, ích kỉ, độc ác, tham lam … nếu bạn vẫn thích những điều đó từ tui thì tui rất vui được làm quen với bạn.

My Blog

Đồng tiền Vạn Lịch

Ngồi xem phim thiếu nhi với mấy đứa nhỏ thấy cũng vui vui. Những bộ phim trong series "Cổ tích Việt Nam" mà Phương Nam thực hiện cách đây cũng gần chục năm giờ coi lại thấy vẫn hay. Cái nét mộc mạc chân chất nhìn rất dễ thương của các diễn viên nhí. Bên cạnh đó cũng là dịp ngắm lại các diễn viên gạo cội bây giờ để xem hồi đó họ "trẻ" như thế nào. hehe

Hồi đó còn nhỏ xem phim thì cũng chỉ biết ngồi xem thôi không để ý nhiều đến các tiểu tiết xung quanh bộ phim. Truyện cổ tích thì chắc ít nhiều ai cũng có xem qua đôi lần. Coi thì ai cũng có coi nhưng hiểu cho hết được ngụ ý của người viết kịch bản thì có lẽ chẳng có mấy ai hiểu hết. Có thể nói những câu chuyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi đã hay thì qua bàn tay biên kịch của Nguyễn Đông Thức nó có thêm chút phần thi vị cho trẻ thơ vậy.

Dưới đây là bài hát trích trong tập phim "Đồng tiền Vạn Lịch". Câu chuyện này có ý nghĩa rất hay và bài hát này hay ở chỗ gom được hết những ý chính của câu chuyện. Có được một bài hát theo phong cách dân ca nhẹ nhàng, dễ nghe và phần lời cô đọng nội dung chuyện để lồng vào phim thì còn gì bằng. Tiếc là mình không kiếm ra được phần lời, còn ngồi nghe chép lại thì ... làm biếng quá. :D

Mình có copy về đây câu chuyện bằng tiếng Việt và bản bằng tiếng Anh do một bạn bên Bacbaphi dịch. Đọc thấy cũng hay đó chứ.


Ngày xưa có một người lái buôn tên là Vạn Lịch. Hắn ta buôn to, giàu có vào hạng nhất nhì trong nước. Hắn có ngót một trăm chiếc thuyền dùng vào việc chở hàng. Chiếc thuyền riêng của Lịch có buồng ăn, buồng nằm... Không khác gì nhà ở trên đất. Xung quanh chỗ ngồi trang sức bằng gấm vóc. Đồ đùng toàn bằng vàng bạc. Lịch có một người vợ trẻ và đẹp là Mai Thị. Trong những lúc đi buôn bán xa, hắn thường ngờ vợ không thực lòng với mình. Hắn hay xét nét từng li từng tí làm cho nàng tuy sung sướng nhưng cũng rất khổ tâm. Một hôm thuyền của Lịch đậu ở một bãi vắng. Mai thị ngồi trước mũi nhìn ra ngoài. Bỗng có một người đánh giậm ở đâu đến cạnh thuyền xin một miếng trầu. Mai thị thấy người đó đóng khố , mình mẩy lấm láp thì thương hại, hỏi thăm mấy câu rồi lấy mấy miếng trầu trong cơi vàng đem cho. Lịch đang ngủ chợt thức giấc thấy thế, cơn ghen nổi lên đùng đùng. Chờ cho anh đánh giậm đi khỏi, hắn gây chuyện với vợ rồi xỉ vả nàng thậm tệ. Mặc dầu Mai thị thề thốt hết lời nhưng hắn không nghe. Hắn trả xống áo cho nàng, vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc và đuổi đi ngay.

Mai thị bơ vơ một mình trên bãi biển. Nàng gặp lại người đánh giậm bèn gạt nước mắt kể lể sự tình. Anh chàng đánh giậm ngẩn ngơ cả người, không hiểu ra làm sao cả. Khi biết anh ta chưa có vợ lại sống một thân một mình, nàng bảo:

- Hắn bảo tôi dan díu với anh. Do là số tôi không lấy được kẻ giàu sang, tôi xin lấy anh làm chồng, dù có khổ sở thế nào đi nữa tôi cũng chịu được. Chúng ta sẽ làm ăn nuôi nhau. Anh chàng đánh giậm không biết từ chối thế nào, cuối cùng dẫn người đàn bà kia về túp lều của mình dựng bên bờ sông. Và họ trở nên vợ chồng. Hàng ngày chồng vẫn làm nghề cũ, còn vợ thì ở nhà chăn nuôi gà vịt. Tuy nghèo nhưng họ sống êm ấm, không xô xát với nhau bao giờ.

Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chẳng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng:
- Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không? Chồng đáp gọn lỏn:
- Chả biết.
- Đấy là vàng quý nhất ở trên thế gian đấy.
- Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ.

Đến lượt vợ lại ngẩn cả người, liền hối hả giục chồng đi lấy về. Quả nhiên đó là vàng thực và lạ thay mỗi thỏi đều có dấu hiệu riêng của Vạn Lịch. Nguyên do Vạn Lịch từ ngày đuổi vợ, buôn bán có phần thua lỗ. Một chuyến bị bão, thuyền đắm, Lịch chỉ thoát được thân còn bao nhiêu vàng bạc của cải đều chìm xuống nước và trôi giạt vào đây. Thế là kho vàng của Lịch lại thuộc về tay vợ chồng Mai thị. Từ khi có của, Mai thị bèn xây dựng nhà cửa và sắm ăn sắm mặc cho chồng. Thấy chồng quá ngờ nghệch, vợ bảo phải năng chơi bời với người ta để học khôn học khéo hòng mở mặt với đời. Chồng nghe lời, vào xóm gạ chuyện với mọi người để làm quen nhưng chả có ai thèm chơi với thằng nghèo lại nổi tiếng đần độn. Luôn mấy hôm liền, hắn đi không về rồi. Vợ hỏi: "Đã chơi được với ai chưa?". "Chưa". Mai thị lắc đầu nói một mình rằng: "Người đâu u mê đến thế. Suốt mấy hôm trời mà không làm quen được một ai. Họa có chơi với phỗng thì được!". Nghe nói thế, chồng tưởng vợ bảo mình không chơi với người thì chơi với phỗng, bèn tìm đến một ngôi đền vắng ở xa xóm. Hắn lân la toan làm quen với mấy bức tượng phỗng đặt ở hai bên sân đền. Thấy tượng phỗng nhe răng cười, hắn cũng cười theo, rồi lại quàng vai bá cổ làm như chơi đùa với người thật. Sau đó hắn đi mua bún lòng về mời ăn, nhét cho mỗi tượng một miếng vào miệng. Cuối cùng chẳng thấy phỗng nói gì, hắn tức mình xô phỗng từ trên bệ lăn kềnh xuống đất rồi bỏ ra về. Khi vợ hỏi, hắn kể lại tình thực. Mai thị giẫm chân kêu trời, đành giữ chồng lại nhà để dạy khôn cho hắn. Không ngờ ngôi đền mà anh chàng đánh giậm đến chơi lại là nơi phát tích của nhà vua. Tự nhiên, sau khi anh đánh giậm xô đổ tượng phỗng, nhà vua bị đau bại một nửa người. Bao nhiêu danh y được triệu vào cung chữa bệnh cho thiên tử đều lắc đầu bó tay. Một ông quan thái bốc gieo quẻ báo tin rằng ngôi đền này động. Lập tức triều đình phái quan tỉnh về làm lễ tạ. Pho thượng phỗng đổ xuống đất làm cho họ chú ý. Nhưng khi định dựng tượng dậy thì lạ thay, hàng chục người mó vào đều nâng không nổi. Quan truyền cho mấy cơ lính dùng đòn dây xúm vào cùng khiêng nhưng rốt cuộc tượng vẫn không hề nhúc nhích. Tin ấy bắn về kinh đô, nhà vua rất lo, liền sai yết bảng cho tất cả thần dân ai có phép gì dựng được phỗng lên bệ thì sẽ hậu thưởng. Hôm ấy Mai thị đi chợ qua đó thấy bảng yết thế, bèn về hỏi chồng:

- Hôm ấy anh làm thế nào đẩy ngã pho tượng xuống được? Hắn đáp:
- Tôi chỉ khẽ đẩy một cái là đổ ngay.
- Thế bây giờ có dựng lên được không?
- Làm gì mà chả được! 

Vợ bèn cùng chồng ra giật bảng xin quan cho vào nâng thử. Quả nhiên khi người đánh giậm mó tay vào tượng liền đứng lên được. Từ hôm đó nhà vua khỏi bệnh. Vua sai lấy vàng bạc thưởng cho vợ chồng Mai thị nhưng họ không nhận, chỉ xin làm một chân tuần ty ở sông Cả. Chức vụ tuần ty chỉ ngồi thu thuế không cần biết chữ. Vua ưng cho ngay. Hai vợ chồng liền đi nhậm chức. Sẵn vàng bạc, họ đưa ra xây dựng nhà cửa rất nguy nga ở bên cửa sông. Từ đó họ nổi tiếng giàu có trong vùng. Một hôm, thuyền của Vạn Lịch đi qua đấy, đỗ lại ở cửa tuần cho người lên nộp thuế. Mai thị biết vậy liền ra lệnh bắt chủ phải thân đến nộp. Tiến vào công đường, Lịch xiết bao kinh ngạc khi thấy ngồi trước án là người vợ cũ của mình cùng anh chàng đánh giậm ngày xưa. Mai thị mỉa mai bảo hắn: 
Biết rằng anh vẫn đi buôn, 
Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần. 
Dù anh buôn bán xa gần, 
Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây. 

Nghe câu ấy, Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Hắn từ tạ trở về thuyền. Vừa thẹn vừa uất, hắn nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn lại vợ lần nữa. Đoạn hắn làm giấy kê khai tất cả của cải đem biếu Mai thị nói là để chuộc lỗi xưa, rồi đâm cổ tự tử. Mai thị thấy vậy lấy làm hối hận. Sau đó nàng đem bao nhiêu tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi là "tiền Vạn Lịch" rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ. Ngày nay thỉnh thoảng người ta vẫn còn nhặt được một vài đồng tiền đó. Người ta còn có câu hát:


Đồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng
Công em ăn ở với chàng đã lâu
Đã không tình trước nghĩa sau
Bạc đen hẳn có trên đầu xét soi
Dòng sông, nước lặng lờ trôi
Mà thiên trường hận muôn đời còn ghi.



----
VAN LICH’S COINS
Folk tale

Once upon a time, there lived a merchant named Van Lich. One of the richest men of his generation, Van Lich owned nearly one hundred trading ships, all of which were laden with furniture crafted from solid silver and gold.

Despite, Van Lich’s wealth, he was unhappy. His business forced him to travel a feat deal and, during these trips, he suspected that his wife, the young and beautiful Mai Thi, was unfaithful.

One day Van Lich’s ship sast anchor in a lonely river. A fisherman approached Mai Thi, who was sitting on the prow, and asked her for a quid of betel. Feeling sorry for this poor fisherman, Mai Thi fladly gave him some betel.

Seeing this, Van Lich flew into a jealous rage. When the fisher man had gone, he ordered his wife to leave. Carrying the one bar of gold and one bar of silver given to her by her enraged husband, Mai Thi set off down the shore. She had not gone far when she met the fisherman. Mai Thi sobbed as she told her story to the astonished fisherman.

‘My husband thought that I was in love with you,’ cried Mai Thi. ‘Now he has thrown me out. I would like to become your wife, even though you are very poor. Please, we must try our best to get by.’ Given the circumstances, the fisherman felt that he could not refused Mai Thi’s proposal. He took her back to his tent on the riverside. Every day the man went fishing while Mai Thi stayed home, tending the chickens and ducks. Despite their hard life, the couple was very happy.

One day, it was raining too hard for the man to go fishing. Seeing that the chickens were pecking at the rice basket, the fisherman grabbed his wife’s gold bar to throw at them. Unfortunately, he threw the bar too far, so that it flew into the river.

‘Oh my god!’ screamed Mai Thi. ‘Do you know what you just threw?’

‘No,’ said her startled husband.

‘That was gold,’ said Mai Thi. ‘It’s the most valuable thing in the world.’

‘What?’ said her husband. ‘But I know a place where there are lots of bars like that. I didn’t bring them home because I could see no use for them.’

Mai Thi instructed her husband to retrieve the gold bars. Sure enough, the bars were real gold, and each of them bore Van Lich’s stamp.

In the three years since Van Lich had abandoned his wife, his business had faltered. The final blow came when most of his fleet was sunk in a storm. Although Van Lich’s ship survived, much of his gold was lost. As it happened, much of Van Lich’s vast treasure had somehow ended up near Mai Thi’ tent. With some of this money, the couple built a big house. Mai Thi ordered fine clothes for herself and her husband. While life was easier, Mai Thi felt dissatisfied. In this wealthy seeting, the realised that her husband was uneducated. She encouraged him to go and make friends and learn new skills, but none of the people her husband approached seemed to like him.

‘I don’t know why you’re so stupid that nobody wants to be your friend,’ complained Mai Thi. ‘I bet the only one able to stand your company is the clay statue of the giant guard.’

Upon hearing this, Mai Thi’s husband went to the local pagoda and started talking to the clay statue. When the statue didn’t answer, the became angry and toppled it. He then went home, where he told his wife of his failed attempt. Thereafter, Mai Thi lost all hope of educating her husband.

Shortly after the felling of the statue, the king fell ill. Despite the attention of the kingdom’s best herbalists, the king’s condition worsened. A seer was called in, who told the king that his illness stemmed from the toppling of the sacred statue. Soldiers were dispatched to set the statue upright, but no amount of pulling could cause the statue to budge.

Upon hearing this, the king grew very alarmed. He offered a reward to anyone who cold set the statue upright. Mai Thi approached her husband and asked if he could right the clay statue.

‘Yes,’ he said. ‘I think I can.’

Sure enough, the fisherman was able to raise the statue. Shortly thereafter, the king began to recover. The grateful king offered Mai Thi and her husband a lot of gold, but Mai Thi refused. ‘Please grant my husband a position in the Feudal Customs House,’ she begged.

So it was that, along with their wealth, the couple gained respect. They build an even bigger house and became very famous.

One day, Van Lich’s ship stopped at the Feudal Customs House to pay tax. Upon seeing his former wife and the fisherman, Van Lich felt terribly ashamed. Unable to bear the thought of seeing the couple every time he passed by this river, he wrote a will leaving all his remaining riches to Mai Thi. Then Van Lich killed himself.

With the King’s permission, Mai Thi transformed the gold left her by Van Lich into coins. These, she distributed to the poor. To this day, if you are very lucky, you might find some Van Lich’s coins.

Người dịch: Tigonphuongbac
Copyright Minh Quân
Contact Me

Email

me@minhquan.info

Website

www.minhquan.info